Ads 468x60px

Labels

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Dạy giết cô giáo - một “điển hình” sách đen!

(Petrotimes) - Sau nhiều sự cố sai phạm về sách dành cho trẻ, Nhà xuất bản (NXB) Hồng Đức lại cho ra đời cuốn “Tổng hợp màu sắc trong Manga” dạy chi tiết cách vẽ học sinh trả thù cô giáo cũ bằng cách… giết cô.

>> Cộng đồng mạng 'sốc nặng' vì cuốn sách 'dạy giết cô giáo'

Dạy gì cho trẻ?

Ai cũng biết, môn tranh vẽ Manga chủ yếu phục vụ cho lứa tuổi 8-14. Nhưng ngay trang bìa cuốn sách “Tổng hợp màu sắc trong Manga” đã rất phản cảm với hình ảnh của một cô gái sexy ăn mặc hở hang. Sách dạy trẻ nhưng có rất nhiều hình ảnh hở hang, bạo lực. Có cần thiết không khi dạy trẻ ở lứa tuổi đó vẽ tranh khỏa thân chi tiết, với nhiều hình ảnh rất dung tục. Chưa kể các từ ngữ đi kèm “gợi dục” đến người lớn đọc cũng còn thấy ngại.

Trẻ học được gì từ những cuốn sách đó khi có rất nhiều bức hình với nội dung mô tả là: “Trang phục bơi để lộ đường cong cơ thể, khi vẽ cần thể hiện các đường nét ở phần ngực và mông của nhân vật”, nhìn trộm khi tắm, chỉ một chiếc khăn tắm quấn trên cơ thể... Đặc biệt là hình ảnh mô tả chi tiết cảnh học sinh quay lại trả thù cô giáo cũ bằng cách đâm nhiều nhát vào bụng cô giáo và cảnh cô ngã quỵ xuống đất…

Hình ảnh hở hang, gợi dục xuất hiện tràn lan trong sách dạy vẽ cho trẻ

Ngay trong chính thời điểm mà bạo lực học đường gia tăng, trẻ con làm “bố, mẹ” sớm, học sinh hỗn láo với thầy cô, con bất hiếu với bố mẹ… lĩnh vực được cho là nơi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ cũng đang dạy cho chúng học theo thói xấu. Dạy trẻ như thế thì trách sao trẻ hư ngày một nhiều.

Ai cũng biết văn chương sẽ nuôi dưỡng tâm hồn. Một cuốn sách hay sẽ khiến cho nhiều người đọc sẽ sống tốt hơn. Nhưng thử hỏi, những người làm sách vì lợi nhuận là trên hết thì những cuốn sách của họ sẽ cho trẻ những gì? Thực tế cho thấy, có rất nhiều rất nhiều những cuốn sách không nên đọc, không đáng đọc nhưng vẫn xuất hiện hàng loạt trong các nhà sách. Thế nhưng, cho đến nay NXB và chính cả Cục Xuất bản đều khoanh tay đứng nhìn khi sách nhuốm bẩn tâm hồn trẻ vẫn mặc nhiên xuất hiện trên thị trường.

Trách nhiệm của người làm văn hóa

Gần đây, từ sách dịch cho đến sách lịch sử, sách cho trẻ con đều bị phát hiện có nhiều sai phạm. Điều đó có nghĩa là đội ngũ các NXB đang có vấn đề. Có hai nguyên nhân chính. Một là do năng lực trình độ chuyên môn kém nên các NXB vô tình để lọt lưới các trang sách có hình ảnh phản cảm, dung tục. Hai là họ biết nhưng vì do lợi ích kinh tế, NXB đang rất ế ẩm nên họ bắt buộc phải sản xuất những thứ rẻ tiền để câu khách. Nhưng cho dù có nói gì đi nữa thì đây đều là những lý do không thể chấp nhận. Lẽ ra, những người làm nghề này phải cố  lắp đặt camera quan sát  gắng tạo môi trường trong sạch bởi đây chính là ý thức đạo đức của người làm văn hóa.

Sách dạy vẽ tranh giết cô giáo cũ

Sai phạm đương nhiên thuộc về NXB. Nhưng hậu quả thì ai chịu, đương nhiên là con trẻ. Sách đã phát hành làm sao thu hồi? Chưa kể đến chuyện thu hồi xong thì sẽ làm gì? Cất kho hay tiêu hủy?

Từ xưa đến nay cách làm việc của Cục Xuất bản vẫn là “giơ cao đánh khẽ”. Hàng loạt những cuốn sách vi phạm cùng lắm là bị thu hồi, nhẹ hơn chút là xử phạt hành chính rồi lại tiếp tục được đưa ra thị trường. Làm sao lại có hạt sạn như vậy? Không ngoại trừ quy trình làm việc của hệ thống xuất bản đôi khi còn có cả sự nể nang, thân quen.

Nhưng xét cho cùng thì dù có làm gì đi chăng nữa vẫn phải đối diện với một khuôn khổ của sự trừng phạt nhất định. Bởi văn hóa cũng là lương tâm, trách nhiệm của người làm văn hóa. Đã đến lúc, Cục Xuất bản và các nhà xuất bản cần nghiêm túc với chính mình, để không tiếp tục phạm thêm sai lầm cho ra đời những cuốn sách phản văn hóa.

Nhà văn Ngô Thảo: Họ đã biến sách thành hàng hóa

Một khi các NXB biến tất cả mọi thứ thành hàng hóa, sách nghiên cứu, sách có tính chất giới hạn... cũng là hàng hóa thì rõ ràng sẽ có vấn đề. Hiện nay nước ta hệ thống NXB quá nhiều, hệ thống lưới quản lý thì quá ít. Tôi cũng không hình dung được nếu như người ta nộp lưu chiểu về Cục Xuất bản thì có bao nhiêu người đọc ấn phẩm đó và một ngày đọc bao nhiêu ấn phẩm? Bao nhiêu người có trình độ để biên tập, kiểm duyệt? Như vậy trách nhiệm chính đặt vào NXB.

Vài năm gần đây hệ thống biên tập bị coi nhẹ, các giám đốc không ai có khả năng đọc hết, hay một tổng biên tập không có khả năng đọc hết sách. Người ta trông chờ vào hệ thống những người biên tập. Họ là xương sống, cốt lõi của NXB. Nhưng đây lại chính là lỗ hổng lớn nhất. Nhiều người cứ căn cứ vào ông giám đốc mà không căn cứ vào đội ngũ làm nên tác phẩm chính. Nhìn kỹ xem, đằng sau những cuốn sách bị lỗi. Không giám đốc, không người biên tập nào muốn thế mà do trình độ của họ, chuyên môn không đủ để thực hiện.

Quan trọng nữa là cơ chế xử phạt. NXB sai thì cũng chỉ có thể cách chức giám đốc chứ không thể có chuyện giải thể một NXB mà chỉ thay đổi về mặt nhân sự: giám đốc, phó giám đốc hay những người chịu trách nhiệm xuất bản. Như vậy có sai phạm kiểu gì NXB cũng tồn tại. Còn pháp luật không thể bắt NXB đóng cửa.

Thực ra, nói một cách công bằng thì không ai vô liêm sỉ đến mức ném ra một đống tiền mà thách thức dư luận, pháp luật... Nhưng nhiều khi do trình  tổng đài điện thoại  độ non kém, do ý thức nên mới có những cuốn sách không đạt chuẩn.

Điều quan trọng nhất vẫn là những người làm nghề này nên và phải cố gắng tạo môi trường trong sạch, tạo nên những ấn phẩm lành mạnh. Bởi những đứa trẻ quen với môi trường trong sạch thì nó sẽ không thích môi trường vẩn đục. Không phải nói dối trẻ là đời không có những vấn đề này nhưng làm sao để đứa trẻ có thể lực mạnh mẽ về tinh thần để nó có đề kháng trước những vẩn đục văn hóa, tránh xa những bụi bặm không tốt. Chỉ tiếc rằng hiện nay do lợi ích kinh tế, NXB đang rất ế ẩm, nên họ bắt buộc phải sản xuất những thứ rẻ tiền để câu khách.

Nhà văn Lê Tấn Hiển: Trách nhệm của nhà xuất bản

Cách đây chừng hai thập niên, cuốn “Siêu quậy Teppi” của NXB Kim Đồng cũng từng có nhiều hình vẽ, lời thoại qua nhân vật trẻ con rất vô lễ, phản giáo dục: cháu đá bà, con nói hỗn với bố mẹ... Trong khoảng 10 năm trở lại đây cũng có vài cuốn truyện tranh lặp lại lỗi này, đáng nói là ở cấp độ cao hơn... Và dư luận cũng đã lên tiếng nhưng đến cuốn “Nhập môn vẽ Manga”, tạo hình nhân vật truyện tranh với động tác và trang phục đặc biệt trong chùm sách vẽ truyện tranh phong cách Nhật Bản lại tiếp tục bỏ quên, phớt lờ bài học cũ: xuất hiện cảnh dạy học sinh giết cô giáo cũ, dạy vẽ hình ảnh khiêu dâm, gợi dục...

Tác hại của tình hình tội phạm vị thành niên gần đây mà nguyên nhân (do các nhà chấp pháp và chính tội phạm thú nhận) chủ yếu là do xem phim nhảm, khiêu dâm trên mạng. Trong khi đó, cuốn truyện tranh này quá nhiều hình vẽ gợi dục như hở hang, gần gũi, va chạm cơ thể gái trai...

Nguyên nhân của tình trạng này là do sự quản lý của NXB địa phương quá lỏng lẻo, dễ dãi, phó thác cho “đầu nậu” bỏ qua khâu kiểm duyệt, biên tập nội dung và hình vẽ. Các NXB luôn ở trong tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”, khi dư luận bạn đọc lên tiếng mới tá hỏa thu hồi, nhưng khi ấy thì đã muộn, sách đã đến tay trẻ em, đã vấy bẩn tâm hồn trẻ. Lỗi lầm này không thể lấy lại, sửa chữa được nữa...

Có thể nói, dù bây giờ có thu hồi sách, xử phạt đơn vị cấp phép, quản lý, ấn loát thật nặng thì cũng chỉ như chữa cháy, nghĩa là nhiều tâm hồn trẻ đã bị nhuốm đen, xám, cháy xém, như trang giấy trắng đã bị rây mực, không gì tẩy được. Chúng ta chỉ có cách đừng để xảy cháy tương tự thôi.

Thêm nữa cần cân bằng truyện tranh với truyện chữ để có thể góp phần duy trì văn hóa đọc. Muốn vậy cần khuyến khích đặt hàng các nhà văn, cây bút thiếu nhi, mở các cuộc thi, cuộc vận động viết cho thiếu nhi với giải thưởng cao và thời gian ngắn.

TS Trịnh Hòa Bình: phải rút giấy phép hoạt động của các nhà xuất bản sai phạm

Trên đại thể đây là một cuốn sách  camera quan sát  có phần đóng góp tích cực, đáng kể, trang bị kiến thức cơ bản của nghệ thuật tạo hình cơ bản, tỉ mỉ, phong cách trình bày bắt mắt. Thế nhưng chúng ta dừng lại ở những hình ảnh chiếm thời lượng không lớn nhưng núp dưới chiêu bài giới thiệu bối cảnh, biểu thị cảm xúc, tư thế, tình huống nhân vật lên đỉnh điểm mà lại dạy học sinh những điều phản cảm, phản giáo dục. Nhưng với lớp tuổi đó mà lại nhấn mạnh, giới thiệu tình huống rất không có lợi cho trẻ, ngay cả cách đặt vấn đề lấy ví dụ minh họa cũng bất ổn. Nếu có đưa ví dụ phải đi kèm với nhiệm vụ phê phán, tuy nhiên đây lại là tập truyện tranh mà lại đưa ra chuyện trẻ em hung sát cô giáo đã làm vẩn đục con trẻ, không lành mạnh. Không chỉ thế mà còn giới thiệu tình huống tỉ mỉ về thời khắc, thể hiện thái độ… gây bất lợi, tạo ấn tượng thâm nhập vào tâm hồn, ý thức trẻ thơ.

Chắc chắn vấn đề này có dấu hiệu vi phạm. Vi phạm về luật xuất bản là một lẽ, nhưng đặt sang một bên thì cho thấy một tư tưởng giáo dục âm tính. Bên cạnh giới thiệu những hình ảnh bạo lực, phản đạo đức như vậy còn có hình ảnh khêu gợi đi ngược môi trường sư phạm: thầy trò xung đột, học trò trai gái hẹn hò lén lút lúc nửa đêm, học sinh hút trộm thuốc lá… Rõ ràng chúng ta thấy trẻ em không cần đợi đến các Luật Phòng chống tác hại thuốc lá thì với trẻ em không bao giờ là đối tượng được cho tiếp cận với thuốc lá. Những giáo dục như vậy là vô cùng phản cảm, phản giáo dục. Các hình vẽ khêu gợi có thể thúc đẩy những tình cảm không lành mạnh trong con người. Những hình ảnh mà có trong khuôn khổ tài liệu giáo khoa dành cho lứa tuổi này là không được phép.

Tài liệu gốc của cuốn sách thì không bàn đến bởi mỗi nền văn hóa riêng của mỗi quốc gia, nhưng khi nhập về Việt Nam không được sàng lọc cho hợp với văn hóa của mình là không được. Những người làm không ý thức được, như vậy phải trả giá.

Sai phạm của NXB không chỉnh sửa thì rút giấy phép hoạt động. Không cho làm nữa để không sai nữa. Những hình thức phạt khác có khi cũng phạt nhiều rồi, giống như câu chuyện xây dựng: phạt để tồn tại thì ai cũng muốn phạt.

Rõ ràng tác hại rất lớn, nếu chỉ là những ấn phẩm truyền tay nhau thì không sao nhưng nếu là ấn phẩm được in ấn đẹp mắt như vậy rất nguy hiểm, bởi sách vở len lỏi vào tâm hồn con trẻ lúc nào không biết. Không ai có thể hình dung tác hại đến đâu nhưng sách vở luồn lỏi vào trẻ thơ thế nào, tác hại không lường, không quy đếm được.

Tiến sĩ Hoàng Thúy Hà: Xử lý nghiêm nhà xuất bản Hồng Đức

Là một giảng viên đại học, tôi  lap dat camera  rất tâm đắc với quan niệm lẽ sống ở đời cần lấy ân báo oán, để thêm bạn bớt thù. Trả thù là hạ sách vì oán hận sẽ dai dẳng. Mỗi khi có cơ hội tôi lại truyền cho các thế hệ học trò của mình thông điệp ấy.

Dạy học trò trả thù cô giáo? Thật khủng khiếp, không thể tưởng tượng được tác hại của cuốn sách đó sẽ đến mức độ thế nào khi nó được lưu hành rộng rãi ở Việt Nam. Phải chăng NXB đang cổ súy cho hiện tượng vô lễ của học sinh đối với giáo viên - một hiện tượng đã đến mức báo động. Và đang được xã hội đài báo lên án hết sức mạnh mẽ. Chưa kể những hình vẽ mà cuốn sách đó dùng để biểu đạt nội dung này, quá thô tục, quá kinh tởm.

Dẫu rằng trong ngành giáo dục đó đây còn có những người làm nghề sư phạm chưa xứng đáng với trọng trách của người thầy. Cũng có nhiều thầy cô vì quá sốt sắng lo lắng cho học trò của mình mà có lúc giận quá mất khôn, mà có những hành vi lời lẽ quá đà.

Làm người thật khó, không ai không có những thiếu sót nhưng đang còn đi học thì phải luôn giữ và phải được giáo dục biết giữ đạo nghĩa của người học trò, phải luôn khắc tâm “nhất tự vi sư bán tự vi sư”. Theo tôi, ngoài chuyện thu hồi ngay cuốn sách này, Bộ Văn hóa, Cục Xuất bản cũng cần có biện pháp xử lý thật nghiêm NXB Hồng Đức.

Tiến sĩ Trần Thanh Vân: “Họ” đang hủy hoại tâm hồn trẻ thơ

Khi nghe nói có cuốn sách dạy trò giết cô giáo, tôi nổi cả gai ốc vì sợ. Vào petrotimes.vn tìm hiểu thêm thông tin thì không còn là sợ nữa mà phải nói là choáng váng. Là một cô giáo có hơn 15 năm đứng trên bục giảng, tôi không thể tưởng tượng được lại có một cuốn sách như thế được cấp giấy phép xuất bản. Dạy trò giết cô, hình vẽ hở hang, tư thế gợi dục. Còn đâu là đạo lý uống nước nhớ nguồn muôn đời tốt đẹp của cha ông để lại. Còn đâu là giáo dục? Còn đâu những “góc sân và khoảng trời” tắm mát tuổi thơ? Còn đâu những câu chuyện cổ tích dạy con đạo làm người, làm trò? Còn đâu…

Xã hội hiện đại đã có quá nhiều cạm bẫy, game online, phim ảnh bạo lực, đã đủ khiến cho những bậc làm cha mẹ, làm cô làm thầy phải lo lắng. Làm sao để bảo vệ con mình trước những cơn lốc của thế giới ảo, của những trò chơi hiện đại? Nhưng phản cảm dung tục phi đạo nghĩa như cuốn sách “Tổng hợp màu sắc trong Manga” thì có thể nói là ngoài sức tưởng tượng hình dung của những người làm nghề sư phạm như chúng tôi. Sách và sách dành cho trẻ em tuyệt đối phải “sạch” cả về mọi mặt. Nếu không, có thể, chỉ vì một cuốn sách, mà chúng ta hủy hoại cả một thế hệ.

Nhóm PV(thực hiện)

Tags: lap dat camera | lap dat camera quan sat | camera quan sat | lap dat camera gia re | camera quan sat gia re | tong dai dien thoai lap dat tong dai dien thoai

0 nhận xét:

Đăng nhận xét