Ads 468x60px

Labels

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Văn học đang trăn trở tìm lại chính mình

Hội nghị lý luận, phê bình văn học lần thứ ba do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, một hoạt động văn học trọng điểm của năm 2013, đã được tổ chức ngày 4-6 tại Tam Đảo với chủ đề "Nâng cao chất lượng, hiệu quả lý luận phê bình văn học".

 

Ngoài đại hội thì hội nghị lý luận, phê bình là cuộc tụ hội lớn nhất của các hội viên Hội Nhà văn Việt Nam trong cả nước, đồng thời là cuộc "soát xét" lại toàn bộ đời sống văn học trong một thời gian nhất định từ sáng tác đến lý luận, phê bình; công tác quản lý, chính sách đối với văn nghệ. Đó cũng là dịp giới thiệu những thành tựu lý luận mới của thế giới; nơi cọ xát, tranh luận giữa các quan điểm... Cũng bởi vậy, hội nghị lần này đã thu hút 135 nhà văn và nhà lý luận, phê bình văn học tham gia, với hơn 60 tham luận và ý kiến được trình bày.

Nhìn nhận lại tình hình sáng tác, lý luận phê bình của cả thời kỳ Đổi mới, hội nghị nhất trí rằng, tuy số lượng người viết văn, số lượng tác phẩm ngày càng tăng cao chưa từng thấy (thí dụ cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2007-2010 có 240 bản thảo, mỗi năm trung bình có 1.000 tập thơ được xuất bản...); số lượng giải thưởng và số tiền tài trợ cho sáng tác khá lớn, nhưng "những tác phẩm thật sự độc đáo, thật sự mới mẻ về tư tưởng và nghệ thuật xứng đáng với yêu cầu hôm nay của người đọc hình như vẫn còn phải chờ đợi", như nhận xét của nhà thơ Lê Thành Nghị.

Tình trạng "loạn chuẩn" trong phê bình và xét thưởng (bao gồm cả kết nạp hội viên) không suy giảm mà càng ngày càng trở nên trầm trọng. Nhà thơ Vũ Quần Phương phát biểu: "Việc thẩm định thơ của Ban giám khảo các loại giải thưởng chưa chính  lắp đặt camera quan sát  xác dẫn đến việc biểu dương những tập thơ, những tác giả không thật sự có tài năng. Mới đầu công chúng thơ còn phản ứng tranh luận, sau rồi mọi người thất vọng, thờ ơ"...

Ở một khía cạnh khác, khía cạnh rất quan trọng tác động đến tương lai văn học là dạy và học văn, PGS Hữu Đạt bằng những thí dụ cụ thể về sự lựa chọn tác giả, tác phẩm thiếu cân đối, chính xác trong sách giáo khoa phổ thông đã nêu ý kiến: "Không chỉ ở phổ thông mà ngay cả ở đại học, cách dạy văn của chúng ta hiện nay đều rất cũ kỹ và lạc hậu. Trên thực tế người học đã không tiếp nhận được đích thực cái giá trị thật của tác phẩm văn chương như nó vốn có mà chỉ tiếp thu được cái giá trị mà người dạy quy chiếu theo nhận thức và cách tiếp cận của mình".

Tiếp thụ tinh hoa lý luận nước ngoài là điều cần thiết và đã được tiến hành thường xuyên nhằm hoàn thiện hơn khoa học văn học nước nhà. Nhưng những năm gần đây, việc áp đặt một cách sống sượng, tôn sùng quá mức các lý thuyết từ bên ngoài, việc thiếu tổng kết từ thực tiễn và những quy luật phát triển nội tại của văn học Việt Nam đã làm cho không ít người hoang mang. Nhà lý luận phê bình Nguyễn Văn Dân trong tham luận "Sự dẫn dắt của lý luận hay là sự áp đặt của định kiến" đã thẳng thắn chỉ rõ: "Sự lệ thuộc thái quá vào lý thuyết, nhất là những lý thuyết du nhập từ nước ngoài, đã làm xuất hiện lối phê bình dựa vào áp đặt định kiến mà không căn cứ vào thực tiễn sáng tác... Xa rời thực tiễn sáng tác và áp đặt định kiến lý thuyết sẽ có nguy cơ dẫn đến kinh viện hóa hoạt động nghiên cứu văn học, biến công việc phê bình văn học thành một công chuyện diễn ngôn thuần túy tư biện".

Đã lâu  tổng đài điện thoại  rồi, không ai nhắc đến chủ nghĩa hiện thực XHCN, một phương pháp sáng tác được tiếp thu từ những năm 40 của thế kỷ trước và là phương pháp sáng tác chủ đạo tồn tại nhiều năm, để lại nhiều thành tựu đáng tự hào. Đã không ít người bỏ quên cái nhìn khoa học và lịch sử để phủ nhận hoàn toàn phương pháp đó (đương nhiên điều này là không thể).

Trong một cái nhìn thực tế, nhà văn Ngô Thảo cho rằng, đòi hỏi để có tác phẩm đỉnh cao là quá nặng nề. Có được những tác phẩm trung bình, trung bình khá và sạch sẽ là đáng quý lắm rồi. Nhà phê bình không chỉ thẩm định giá trị tác phẩm - nếu lúc này không thẩm định được thì giá trị nội tại của nó vẫn còn đó - nhà phê bình phải làm được điều quan trọng hơn là đưa tác phẩm đến với công chúng. Có thế thì văn học mới tác động tích cực đến xã hội. Chúng ta có nhiều tác phẩm tốt, nhưng chỉ nằm im trong thư viện, chỉ đóng gói ở đâu đó. Chỉ những tác phẩm "có vấn đề" mới được tìm đọc, mới được các nhà phê bình và báo chí nhắc đến, thế thì rất lãng phí, lệch lạc. Ông đề xuất cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng những cây bút sáng tạo ra những tác phẩm dù chỉ trung bình mà dùng được cho tương lai, nếu không sẽ bị xâm chiếm bởi các tác phẩm trung bình hoặc dưới trung bình của các nước khác.

Rất tâm huyết, GS Nguyễn Văn Hạnh, với tư cách là một người cao tuổi, coi phát biểu của mình trong hội nghị này vừa như một cổ tích, vừa như một di chúc, nêu bốn vấn đề: Thứ nhất, điều quan trọng nhất của văn chương là tư tưởng. Làm công tác tư tưởng, làm văn chương mà nhàm chán thì không thể chấp nhận được. Nó phải hấp dẫn, không  camera quan sát  hấp dẫn thì không thể tác động vào nhận thức và tình cảm con người, không góp phần làm cho xã hội phát triển được. Mà muốn hấp dẫn thì tư tưởng phải đúng đắn, phải mang giá trị nhân văn cao. Thứ hai, ông lấy làm lạ, sao trong văn học nghệ thuật nước ta như: Truyện kể năm 2000, các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư, v.v... lại có nhiều vấn đề đến thế? Đó là cái nhìn thiên về sự ổn định, thống nhất. Ổn định, thống nhất cố nhiên là cần thiết; nhưng cần thiết và quan trọng không kém là phải nhìn văn học trong sự phát triển đa dạng và khác biệt. Tạo ra sự khác biệt mới là đòi hỏi cao của văn chương. Do tách rời hoặc không có sự gắn bó mật thiết với sáng tác, với công chúng; áp dụng nhiều lý thuyết ngoại lai chưa thích hợp, có hiện tượng các nhà phê bình hiện nay chỉ "nói tiếng lóng với nhau", người sáng tác, người đọc không thể nghe được, theo được. Thứ ba, làm lý luận phê bình hiện nay ta có thói quen nhắm vào hiện đại, vào phương Tây, nhưng nghiên cứu cho thật kỹ về phương Đông, về nói, chú ý đến cái cổ, cái cha ông làm sẽ làm cho chúng ta tỉnh táo hơn. Thứ tư là cần có Chi hội Lý luận - phê bình trong Hội Nhà văn.

Vừa đồng tình, vừa tranh luận với GS Nguyễn Văn Hạnh, vừa đưa ra những ý kiến gợi mở kiếm tìm giải pháp để làm cho lý luận phê bình của ta phát triển, GS Trần Đình Sử khẳng định mạnh mẽ cần thiết phải coi trọng giá trị tư tưởng của tác phẩm. Nhà phê bình cần phải làm cho được điều quan trọng nhất, đó là xem xem tư tưởng tác giả trong tác phẩm đó là gì và nó hướng đến đâu. Để có sự phát triển của lý luận phê bình, trước hết phải giải phóng tư tưởng, phải "hát lên bài hát của mình". Các  lap dat camera  lý thuyết của phương Đông cũng như phương Tây, kể cả cha ông ta nữa, là họ viết cho họ, không phải viết cho chúng ta hôm nay. Học hỏi và tiếp thu, phần sáng tạo phải rất lớn. Cha ông ta có tính độc lập cao nhưng chưa vượt khỏi tầm khu vực. Lý thuyết phương Tây đúng là họ viết cho họ, nhưng cả thế giới đều biết. Tôi chưa từng thấy nước phương Đông nào - ông nói, biết học tập phương Tây lại không phát triển...

Tập trung nhất trong hội thảo là các tham luận nhìn nhận về thực trạng yếu kém, đáng lo lắng của lĩnh vực lý luận - phê bình văn học hiện nay như tham luận của Trần Đình Sử, Trần Hoài Anh, Nguyễn Đăng Điệp, Chu Giang, Hồ Thế Hà, Lâm Tiến, Phan Trọng Thưởng..., đồng thời cố gắng tìm ra những giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này, xác lập những nguyên tắc cơ bản; trong đó có việc lấy Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng; nêu cao vai trò dự báo, trách nhiệm công dân của nhà văn mà không kỳ thị đối với bất cứ phương pháp, thủ pháp nào.

Mục tiêu của hội thảo là qua việc làm rõ một số quan điểm về tư tưởng, nguyên tắc; làm cho lý luận phê bình có vai trò tích cực thật sự đối với sáng tác; từ đó sáng tác có tác động tích cực đến đời sống, góp phần đắc lực và xứng đáng hơn nữa vào công cuộc bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và phát triển đất nước trên con đường CNH, HĐH; mà dường như trong công cuộc đó, văn học còn chậm chân hơn một số lĩnh vực khác, chậm chân và yếu ớt hơn so với trước đây.

Chừng mực nào đó, hội thảo đã tạo được sự đồng thuận ở một số mặt cơ bản, không khí ấm áp trong đại gia đình văn học và có những bước tiến về học thuật.

 

NGUYỄN SĨ ĐẠI

Tags: lap dat camera | lap dat camera quan sat | camera quan sat | lap dat camera gia re | camera quan sat gia re | tong dai dien thoai lap dat tong dai dien thoai

0 nhận xét:

Đăng nhận xét