Ads 468x60px

Labels

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Nhà văn, dịch giả Marian Tkchev: Tình bạn không biên giới

Nhà văn, dịch giả Nga Xô viết Marian Tkachev kém tuổi khá nhiều so với lớp nhà văn, nhà thơ như: Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Nguyên Hồng...; nhưng quan hệ của các ông lại vô cùng thân thiết, chân tình và cảm động. Cũng như Giáo sư tiến sĩ Nikolai Nikulin, Tkachev là người có công rất lớn dịch quảng bá các tác phẩm văn học cổ điển và hiện đại của nước ta tới đông đảo bạn đọc Nga. Theo nhà thơ Simonov đánh giá, Tkachev là nhà dịch thuật tiếng Việt vĩ đại, là người có học vấn phi thường.

Đọc lại những lá thư của các ông gửi cho nhau (in trong cuốn "Marian Tkachev, người bạn tài hoa và chí tình", NXB Hội Nhà văn, 2012), tôi vô cùng xúc động. Thì ra, mối quan hệ bạn văn chân chính thời nào cũng đầy chân tình và cảm động.

Từ xóm nhỏ trên quả đồi ấp Cầu Đen (Yên Thế, Bắc Giang), nhà văn Nguyên Hồng viết thư gửi Marian Tkachev: "Chỗ ăn ở và chỗ làm việc của tôi đã thành nền nếp rồi. Tôi đã trồng được ở ngoài vườn những cây ổi, cây na và những cây rau thơm, những rau Maric (ten gọi thân mật của Marian Tkachev) ăn bún chả và chả cá với Tô Hoài và Thanh Tịnh ấy".

Nguyên Hồng vốn là nhà văn có sức lao động kỳ vĩ. Có người đã ví ông như người thợ cày cần mẫn trên thửa ruộng văn chương. Con người ông luôn đầy ắp những dự định. Ông giãi bày với Marian: "Chuyến này viết xong tập Sóng gầm thì tôi đi giới tuyến với Nguyễn Tuân, đi Tây Bắc với Tô Hoài". Ông khoe: "Tôi đã hoàn thành bộ Cửa biển với 4 tập. Tập "Khi đứa con ra đời" này vừa mới ra khỏi nhà in, chưa kịp bày bán ở các cửa hàng sách, thì đã hết rồi!". Trong một thư khác, ông tâm sự: "Hoàn thành bộ "Cửa biển", sang năm tới tôi lại viết tiếp hồi ký để tiếp "Bước đường viết văn" và "Một tuổi thơ văn". Tôi gắng sang năm 1978, nghĩa là đúng 60 tuổi trong giấy khai sinh đi học, thì tôi sẽ bắt đầu viết bộ tiểu thuyết lịch sử "Núi rừng Yên Thế". Nguyên Hồng còn nói vui với Marian, là cố sống khỏe, sống vui nhé. Ông còn hẹn với bạn, sống và làm  lắp đặt camera quan sát  việc tới tuổi cổ lai hi như Đỗ Phủ, cùng bạn uống rượu mừng thượng thọ. Ấy nhưng cái chết bất ngờ ập tới, khi ông mới 64 tuổi. Đấy là ngày hè 1982, khi ông vừa ngơi tay bút trên trang bản thảo "Núi rừng Yên Thế" tập hai, để quay ra đắp lại cái tường đất cho vợ con ở xóm nhà đồi ấp Cầu Đen, Yên Thế!

Nhà thơ Xuân Diệu, năm 1967, khi sắp được trở lại Moskva đã hồn nhiên khoe với người bạn Nga: "Tôi vừa làm xong bài thơ về cách mạng tháng Mười. Anh đọc, sẽ thấy nhiệt tình của tôi trong đó. Làm xong, tôi chép, gửi về cho anh ngay, tôi hi vọng rằng anh có thể giới thiệu cho tờ Literaturnaia gazeta đúng trong dịp 50 năm tháng Mười này... Tôi rất vui sướng, vì đóng góp được kịp thời vào ngày vui lớn của cách mạng".

 

Nhà văn, dịch giả Marian Tkachev và các nhà văn, nhà thơ Việt Nam tại ký túc xá Trường viết văn Gorky (Moskva, 1992).

Những ngày Hà Nội phải đương đầu đánh trả cuộc chiến tranh hủy diệt của B52 Mỹ, Xuân Diệu viết thư tâm sự với Marian: "Mỹ đã đánh Hà Nội cho đến ngày 29/12/72. Nếu anh thăm lại Hà Nội, thì anh sẽ thấy xót xa, vì anh là người bạn rất thân của Hà Nội... Khu phố cổ Khâm Thiên, như anh đã theo dõi trên các báo và radio, đã bị phá hủy, trên 1000 người chết. Các khu lao động An Dương, Mai Hương, Ngã Tư Sở... bị thiệt hại nặng. Hôm nó đánh nhà máy điện phía Cửa Bắc, hơi bom vào phòng tôi, xô ngã cái radio Rigonđa đấy!".

Trong mối quan hệ giữa các nhà văn Việt Nam với nhà văn Nga Marian, Nguyễn Tuân có tình cảm sâu đậm hơn cả. Trong một lá thư viết hồi cuối năm 1960, ông tâm sự: "Anh hỏi tôi có sáng tác gì mới không? Xin cảm ơn sự chú ý đó. Tôi gần đây có in tập Sông Đà nói về vùng Tây Bắc rừng núi Tổ quốc tôi đang chuyển dần lên chủ nghĩa xã hội. Tôi vẫn đi Tây Bắc, làm  tổng đài điện thoại  con thoi nối Tây Bắc với Hà Nội... Cách đây mấy tháng, tôi có xem chiếu thử phim "Lettre inacheveé" của Kalatojov, tôi rất thích, thích nó hơn "Đàn sếu bay qua". Tôi không hiểu tại sao người ta lại không chiếu nó ở Hà Nội vào dịp 43 năm Cách mạng tháng Mười Nga. Không biết Trung Quốc có chiếu phim đó không?".

Giữa tháng 7/1961, trong chuyến đi thực tế ở vùng giới tuyến Vĩnh Linh, nhà văn Nguyễn Tuân viết thư cho Marian: "Anh Marian Tkachev. Thư này viết cho anh từ giới tuyến quân sự tạm thời Vĩnh Linh: con sông Bến Hải. Bờ bên kia sông là bắt đầu le fascisme và Mỹ. Tôi ở Hà Nội vào đây được một tháng rồi, sẽ ở một thời gian và sẽ viết xong tập "Sông tuyến".

Tình bạn của các ông được biểu cảm bằng các cử chỉ nhỏ. Nhân có bài viết về thành phố cảng Odessa của đất nước bạn, nhà văn Nguyễn Tuân sang nhà in lấy bản dập in thử bài báo của mình gửi sang Nga tặng bạn. Nhớ ngày sinh nhật của bạn, Nguyễn Tuân viết: "Hôm nay sinh nhật ông, tôi uống rượu một mình giữa cái gác nhà tôi, thấy rằng rượu nhiều khi đáng là một người bạn có cá tính". Chi tiết này, thấy rất "tính cách" Nguyễn Tuân. Cũng qua đây, thấy tấm lòng quý nhau, trân trọng nhau của thế hệ nhà văn lớp trước, mà có lẽ thế hệ nhà văn trẻ đương thời không dễ dàng có.

Thể hiện tấm lòng quý hóa dành cho nhau, biết tin vợ chồng Marian sắp sinh con, Nguyễn Tuân đã tự ra chợ tìm mua mấy vuông nái hoặc mấy mét lụa để người vợ ông sẽ cắt và khâu tay (vì ông nghĩ cắt và khâu tay mới quý!) bộ quần áo sơ sinh gửi sang Nga tặng con của bạn.

Ông là người thực lãng mạn. Trong một lá thư hồi tháng mười năm 1969, ông có viết: "Tuyết đầu mùa ở Mạc Tư Khoa, chắc là đã bắt đầu bay trên lưng tượng danh nhân rồi, khi đọc thư người bạn già Viễn Đông này. Anh Ma Rích, anh cho tôi xin anh 2 rúp, anh mua ngay cho một cành hoa cúc tím nhạt, rồi đưa nó vào nghĩa trang Novodievitchi đặt trước mộ Ilya Ehrenbourg hộ tôi. Hình như Ehrenbourg nay là hàng xóm của Tchekov, và như thế thì  camera quan sát  cái tiểu khu Tchekov Gogol Ehrenbourg ấy, quả là một niềm an ủi hãnh diện cho nền văn xuôi toàn cầu này thật đấy!".

Qua thư từ của các ông, thấy sự băn khoăn cao nhất của các nhà văn, là làm sao viết được những trang viết máu thịt, đồng cảm được với niềm vui nỗi buồn của nhân dân mình. Một dạo, nhà văn Nguyễn Tuân kể với bạn mình: "Gần đây tôi viết ít, không biết có phải rằng nó báo hiệu là sẽ viết nhiều không". Ông còn gửi bài viết về ba phi công Mỹ đi bộ trong chợ hoa ngày tết cho bạn bên trời Nga đọc cùng. Giai đoạn Hà Nội đương đầu đánh trả cuộc không kích dữ dằn mùa đông năm 1972 của Mỹ, nhà văn Nguyễn Tuân không đi sơ tán, mà bám trụ tại Thủ đô. Ông từng đội mũ sắt tránh đạn, có mặt kịp thời ngay tại phố Khâm Thiên bị máy bay giặc hủy diệt. Ông còn lủng lẳng túi dết vải bạt bên mình, vào trại Hỏa Lò, nơi tạm giam phi công Mỹ để lấy tài liệu viết những bài phóng sự, phỏng vấn phi công Mỹ vì sao đi ném bom xuống người dân vô tội? Những bài viết nóng hổi tính thời sự ấy, đã khơi gợi bao lòng yêu nước của quân dân ta. Nhà văn ở đâu và thời đại nào, thì vẫn cần thiết gắn bó với dân tộc mình, Tổ quốc của mình, viết lên những khát vọng của dân tộc mình. Có như thế, họ mới có chỗ đứng trong lòng dân tộc của họ. Trong số các nhà văn cùng thời, Nguyễn Tuân là người coi trọng cá tính sinh hoạt của chính mình tới mức thái quá. Ấy vậy, những năm Tổ quốc nước sôi lửa bỏng, ông lại là người luôn gắn sát và lăn xả vào thực tế bom đạn đầy nguy hiểm. Tôi nghĩ, đó là phẩm chất của người nghệ sỹ. Trong một thư ông gửi cho Marian, ông kể rằng: "Nếu có dịp trở lại Hà Nội lúc này ông sẽ thấy tôi mặc một cái quần nhung đen và một cái áo va-rơi nhung nâu (trông rất vui mắt), trong nhà sẵn sàng một cái vai-li nhỏ để đi thực tế các tỉnh miền Bắc".

Chuyện về ba nhà văn Việt Nam với nhà văn Nga có rất nhiều chi tiết cảm động. Bốn con người này, nay đã thành thiên cổ. Nguyễn Tuân, Xuân Diệu, Nguyên Hồng là ba cây đại thụ đã tạo vóc dáng sừng sững trong nền văn học nước nhà. Nhà văn, dịch giả  lap dat camera  Marian Tkachev cũng có vị trí xứng đáng trong nền văn học Nga Xôviết. Cuộc đời riêng của ông cũng không được suôn sẻ gì, nhưng ông đã dồn hết tâm sức để quảng bá văn học Việt Nam với bạn đọc Nga Xôviết. Ông là người bắc cầu cho nền văn hóa hai nước gần nhau. Ngoài việc dịch rất nhiều tác phẩm văn học hiện đại, ông còn dịch hàng loạt tác phẩm cổ điển của ta sang tiếng Nga, như "Việt điện u linh", "Lĩnh nam chích quái", "Thánh Tông di cảo", "Truyền kỳ mạn lục"...

Thời bao cấp, do ký kết trao đổi văn hóa giữa hai nước, tác phẩm của nhiều nhà văn Việt Nam được in trên sách báo Nga, được các bạn bên đó trả nhuận bút rất chu đáo. Marian là người điển hình của sự chu đáo này. Có lẽ quá thân thiết và thấu hiểu đời sống thực của các nhà văn Việt Nam giai đoạn thiếu thốn đó, ông đã cất công gom giữ những tờ báo, tạp chí và sách có in các tác phẩm của các nhà văn Việt Nam mà ông yêu quý, tận tình đi lĩnh, thu gom những đồng rúp nhuận bút để gửi sang cho bạn văn Việt Nam. Căn hộ gia đình ông ở, một thời là nơi dừng chân gặp gỡ của hầu hết các nhà văn Việt Nam khi sang Nga.

Trong lá thư đề ngày 15/2/1974, tác giả "Vang bóng một thời" chân tình viết: "Marich ơi, mình nhờ M. một việc cụ thể này, bằng mọi cách M. mua cho mình một cái radio VEF202 giá tiền 99 rúp gì đó". Có lẽ bây giờ ít người biết tới cái radio nặng trịch và to bằng hòn gạch đá ong dạo ấy. Đã vậy, nó lại phải dùng sáu quả pin đại mới nghe được. Hiển nhiên, kiểu radio này đến nay không còn ai dùng nữa. Ấy vậy, nó là niềm ao ước một thời của bao lớp người. Tôi không muốn bàn về sự phát triển tột bậc của con người về kỹ nghệ kỹ thuật điện tử, mà qua chi tiết này, tôi muốn nói tới sự trân trọng giá trị tinh thần mà các nhà văn đã dành cho nhau. Tình cảm chân thành luôn hướng khởi những giá trị cao cả. Chỉ e cuộc sống vật chất ngày một dư thừa, tình cảm con người dành cho nhau lại phai nhạt. Đó là điều đáng buồn của người cầm bút!

Tháng 5/2013

Tags: lap dat camera | lap dat camera quan sat | camera quan sat | lap dat camera gia re | camera quan sat gia re | tong dai dien thoai lap dat tong dai dien thoai

0 nhận xét:

Đăng nhận xét