Ads 468x60px

Labels

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

Tinh hoa cổ vật Phật Giáo - Kỳ 3: Oai linh chuông Đà Sơn

Chuông có đầy đủ lai lịch, xuất xứ nhưng lại được biết đến từ chính những câu chuyện truyền miệng dân gian.

Phải lần thứ 3 tìm đến chùa, người viết mới có duyên tiếp cận với chiếc chuông cổ chùa Đà Sơn, và được đích thân thầy trụ trì chùa là đại đức Thích Pháp Đạo tẳn mẳn “đọc” cho nghe từng thông điệp trên chiếc chuông.

 Dấu cũ  

Từ dòng văn khắc chữ Hán trên thân chuông “Cảnh Hưng thập lục niên, đông quý nguyệt cốc nhật chú”, nên chuông chùa Đà Sơn được đúc  đọc thêm  vào cuối năm Cảnh Hưng thứ 16 (1755). Và xuất xứ của chiếc chuông là “Đại Việt quốc, Quảng Nam xứ, Thăng Hoa phủ, Lễ Dương huyện, Đà Sơn xã, toàn tựu Tây Linh tự”.

Không chỉ vậy, dòng minh văn Hán tự cũng biểu thị rõ: “Chuông do bổn đạo toàn xã và chư thiện nam tín nữ thập phương đàn việt, cô nhi quả phụ hiến cúng…”.


Đại đức Thích Pháp Đạo đọc dòng minh văn trên chuông cổ - Ảnh: An Dy

Có thể thấy văn xung khắc trên thân chuông là di sản Hán - Nôm quý, ẩn chứa những cứ liệu lịch sử quan trọng. Bên cạnh đó, cấu trúc, dạng hình chuông với những họa tiết, hoa văn độc đáo cũng đặc biệt quyến rũ những nhà nghiên cứu.

Chuông có tạo hình khá đặc biệt và hơi không cân đối, chiều cao hơn 1,2 m, nhưng đường kính miệng chuông chỉ rộng khoảng 0,6 m, quai chuông cao 0,3 m. Theo các nhà nghiên cứu, hình trạng này có sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Việt - Chăm.

Thêm một chi tiết nữa tạo nên sự dị biệt và nét độc đáo của chuông cổ chùa Đà Sơn, đó là số núm trên chuông gấp đôi chuông bình thường. Thường nhật, chuông có 4 núm ứng với 4 mặt đông - tây - nam - bắc, ghi 4 mùa xuân - hạ - thu - đông, với mục đích xoay chuyển vị trí sau mỗi mùa (3 tháng) để bảo vệ chuông không bị hỏng và âm thanh được đều. Nhưng chuông cổ  tham khảo  này thon dài và có đến 8 núm, mỗi núm có những thanh âm vang vọng khác nhau. Theo tìm hiểu của đại đức Thích Pháp Đạo thì chi tiết này bộc lộ sự giao thoa văn hóa Chăm - Việt trong nghệ thuật đúc chuông, bởi nền văn hóa Chăm rất trọng thanh âm và nhạc khí. Ngoài 4 vị trí (4 mùa), chuông Đà Sơn còn có 4 núm ở 4 vị trí lệch chuẩn, góp phần tạo nên sự ngân vang, lúc khoan, lúc nhặt ở từng vị trí tác động khác nhau.

Hình trạng của quai chuông cũng có sự khác biệt. Quai chuông bình thường trổ hình rồng, nhưng quai chuông chùa Đà Sơn có hình con bồ lao 2 đầu, 4 chân bám vào chuông, mặt ngoảnh về hai hướng, miệng ngậm ngọc. Theo thuyết dân gian thì rồng có 9 con, và bồ lao là con thứ ba của rồng, là linh vật thích âm thanh lớn, tiếng kêu của nó rất to, vang rất xa, thường được đúc trên quai chuông với mong muốn chiếc chuông được đúc có âm thanh vang vọng. Giảng giải hình tượng này, đại đức Thích Pháp Đạo cũng luận về tích con cá kình cắn vào chân con bồ lao, bồ lao đau quá kêu lên choang choang: “Kình ngư nhất kích, bồ lao đại hống”.

Theo  ở đây  đại đức Thích Pháp Đạo, “Đại hồng chung chùa Đà Sơn không chỉ là pháp khí dùng tại chùa trong khi hành lễ mà còn là bảo vật được ghi vào di tích đã được đăng ký bảo vệ theo Quyết định số 319/VH-TT ngày 1.12.1994 của Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng cấp. Đến tháng 9.2012, chùa đúc được một chiếc chuông mới nặng 852 kg để sử dụng và chuông cổ được đưa vào biệt thất bảo quản.

Trên thân chuông còn khắc rõ: “Hồng chung trọng tứ bách ngũ thập cân”, tức thị chuông  tham khảo  nặng 450 cân (tương đương 200 kg).

 Tích xưa  

Nhưng với chiếc chuông cổ chùa Đà Sơn, diện mạo, thân thế kĩ càng chừng nào thì thời điểm hiện diện ở vùng đất này càng mung lung, mờ mịt chừng ấy. Có chăng chỉ là những câu chuyện truyền miệng hàng trăm năm qua giữa chốn dân gian.

Ở làng Đà Sơn, từ già đến trẻ, ai ai cũng nằm lòng câu chuyện về một cụ bà đi mò ốc ở Vũng Điền, nơi giáp ranh giữa làng Khánh Sơn và Đà Sơn (có dị bản cho là ở khe Mương Nhàn), bỗng phát hiện một vật lạ ẩn dưới lớp bùn lầy. Dân đào lên, thế ra là một quả chuông lớn. Vị trí đào giáp ranh 2 làng nên làng nào cũng muốn sở hữu chuông. Mỗi làng cử 8 tráng đinh khỏe mạnh khiêng chuông nhưng chỉ có trai làng Đà Sơn là chuyển di được. Người làng nghĩ đây là báu vật trời ban cho làng, nên thiết lễ giữa thinh không, nguyện nếu thỉnh được chuông về sẽ lập chùa phụng dưỡng. Khiêng đến vị trí chùa hiện tại thì dây đứt, chuông hạ thổ. Chùa được lập nên cũng từ đó.

Còn trong các viện dẫn lịch sử, chuông được đúc không lâu thì đến thời Tây Sơn,  đọc thêm  quan quân truy thu đồng để đúc súng đạn nên người dân thời bấy giờ đã phải chôn để bảo vệ chuông quý. Và việc “chôn chuông” cũng lặp lại ở tuổi thực dân Pháp đánh chiếm Đà Nẵng.

Trong các tích cũ được truyền khẩu thì oai linh của chuông Đà Sơn còn được nhắc đến trong một câu chuyện có liên can đến vua Minh Mạng khi vua ngự giá dưới chân núi Bạch Mã. Tiếng chuông chùa đã kinh động thánh giá nên vua ra lệnh cho dân làng phải giảm bớt độ vang của chuông. Xung quanh chi tiết này vốn có nhiều ước đoán, nhưng thuyết phục nhất có lẽ là phát hiện của đại đức Thích Pháp Đạo về mảnh đồng hình hoa thị được các nghệ nhân thời bấy giờ đính trên lỗ định âm (nóc chuông) để giảm bớt độ vang.

Năm 1960, chùa được xây dựng lại và chuông lại được người dân đào lên để thờ phụng. Nhưng rồi thiên tai, nhân họa, chiếc chuông tiếp chuyện được di dời qua nhiều nơi trên đất Đà Sơn. Đến năm 1993, chùa Đà Sơn được xây dựng lại khang trang thì chiếc chuông cổ mới chính thức an vị tại chùa Đà Sơn.

 An Dy 


0 nhận xét:

Đăng nhận xét