Ads 468x60px

Labels

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Bảo tồn di sản: Cần hài hòa lợi ích

Câu chuyện về làng cổ Đường Lâm những ngày qua - lại một lần nữa xới lên những mâu thuẫn trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị của di sản. Đứng ở góc độ chuyên môn, nhiều chuyên gia văn hóa cho rằng, để gỡ nút thắt này, cần hiểu đúng về ý nghĩa của việc xã hội hóa trong bảo tồn di sản. Trong đó, điều quan trọng là phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích văn hóa và lợi ích dân sinh.


 
Nếp xưa ở làng cổ Đường Lâm
 
Minh bạch các nguồn thu từ di tích
 
Ở vụ việc cụ thể của làng Đường Lâm, lãnh đạo TX Sơn Tây đề xuất xin được đầu tư 500 tỉ đồng cho công tác bảo tồn và triển khai phương án giãn dân tại ngôi làng cổ này. Tuy nhiên, TP Hà Nội cho rằng, đây là số kinh phí không hề nhỏ. Hà Nội hiện có gần 5000 di tích đang tồn tại, và không ít di tích trong số đó đang xuống cấp. Bởi vậy, việc bảo tồn làng cổ Đường Lâm phải đẩy mạnh theo hướng xã hội hóa.
 
Về vấn đề này, nhà nghiên cứu văn hóa Phan Cẩm Thượng đã đưa ra phân tích: xã hội hóa tức là cho phép người dân, hoặc nhà chuyên môn tham gia vào việc tu sửa, nhưng về chuyên môn thì vẫn phải có ý kiến cơ quan di sản. Thực trạng làng cổ Đường Lâm hiện nay, thì sửa chữa chỉ là 1 phần- còn thực ra nhu cầu của người dân khi tăng dân số là mở rộng diện tích sử dụng. Ông cũng cho rằng, với Đường Lâm, thì việc cần giải quyết là  lắp đặt camera quan sát  cân bằng giữa lợi ích văn hóa và lợi ích dân sinh. Một trong những cái đó là công khai tài chính. Người dân cần biết địa phương họ đã thu nhập như thế nào và số tiền đó được giải quyết như thế nào, nhất là trong hoàn cảnh người ta phải sống trong những căn nhà cổ không thể mở rộng, xoay xở cho hợp với đời sống mới, làm ăn mới. Các đô thị cổ, làng cổ nước ngoài cũng có quá trình y hệt như Đường Lâm, đặc biệt ở một số nước châu Á, họ có hàng ngàn ngôi làng như vậy. Minh bạch về tài chính vẫn là cách dễ tạo sự đồng thuận nhất. Theo kinh nghiệm bảo tồn bảo tàng chung ở thế giới, các khu vực này bao giờ cũng được trích phần trăm của thu nhập từ du lịch cho công tác giữ gìn phục chế di tích, và được hưởng một chính sách thuế đặc biệt để khuyến khích bảo tồn văn hóa và phát triển văn hóa.
 
Ông Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cũng cho rằng, bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa là rất quan trọng, nhưng đảm bảo cho người dân- sống trong di tích được quyền cải thiện điều kiện ở và có cuộc sống tốt hơn cũng không thể xem nhẹ được. Đồng tình với chủ trương xã hội hóa trong bảo tồn di tích, nhưng ông Tiến cũng cho rằng, rất cần có cơ chế sử dụng nguồn thu hợp lý, minh bạch. Thu hút đầu tư xã hội thì phải có chính sách như miễn thuế, cho vay vốn ưu đãi, cho thụ hưởng nguồn thu từ vé, từ di tích khác. Việc thu - chi phải công khai, rõ ràng. "Tôi biết, có di tích có nguồn thu rất lớn, nhưng sử dụng như thế nào thì địa phương không biết, chỉ có người trụ trì hoặc ban quản lý tự thu, tự chi.  tổng đài điện thoại  Thế thì không động viên được người dân đóng góp…” - ông Tiến khẳng định.
 
 
Nhà cổ trong làng Đường Lâm
Gắn bảo tồn di sản với phát triển du lịch
 
Và cũng từ câu chuyện của làng cổ Đường Lâm những ngày qua, người ta liên tưởng nhiều đến kinh nghiệm bảo tồn di sản ở phố cổ Hội An. Bởi ở đó, người dân đang sống trong di tích, họ trở thành một phần của di tích và di tích đem lại nguồn sống cho họ.
 
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Phan Cẩm Thượng, hiện cả châu Á chỉ có 2 đô thị kiểu như Hội An. Nhưng như thế, không có nghĩa là chúng ta không học được gì từ cách mà chính quyền và người dân Hội An đang làm. Đó chính là phát huy lợi thế từ di sản để phát triển du lịch. Trước hết là các nhà nghiên cứu kinh tế và văn hóa cần xem ở Đường Lâm những vốn văn hóa văn nghệ nào có thể làm kinh doanh du lịch, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nào có thể bán được và ẩm thực nào là đặc sản… Tiếp đó, người Đường Lâm phải học làm kinh doanh du lịch trong ngôi nhà của mình giống như một số bản làng Mường, Thái hiện nay tương đối thành công. Đơn cử như bản Lác (Mai Châu), bản Giang Mỗ (Cao Phong) của tỉnh Hòa Bình…
 
Nhà nghiên cứu này cũng phân tích về cách mà thế giới đã làm với những di sản "sống”. Chẳng hạn như ở Malaysia có thành phố Malacca y hệt như Hội An, nhưng từ lâu người ta đã nhanh tay xây dựng một thành phố Malacca hiện đại bên  camera quan sát  cạnh thành phố cổ, một nơi để xem và một nơi để ở. Xung quanh Malacca cổ là một con sông đào bao bọc ngăn cách với thành phố mới. Theo ông, Đường Lâm và Hội An đang thiếu hẳn quy hoạch giữa ranh giới cũ - mới.
 
GS Đặng Văn Bài- nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa cũng có những cách nhìn tương đồng với nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng. Theo ông, bảo tồn những làng di sản như ở Phước Tích (Thừa Thiên - Huế), Đường Lâm ( Hà Nội)… không đơn thuần là giữ nguyên trạng mà phải làm sao để người dân sống được với di sản, để di sản không bị mai một và người dân không bị thiệt….Theo phân tích của ông, điều đáng học ở Hội An trong bảo tồn di sản chính là đặt lợi ích của cộng đồng lên trên hết, sau đó mới đến bảo tồn văn hóa. Ở Hội An, cả cộng đồng cùng đón khách. Họ còn được miễn, giảm thuế nếu kinh doanh đúng loại hình văn hóa.
 
Dẫu vậy, để di sản vừa vẹn nguyên giá trị, lại vừa "đẻ” ra tiền, câu chuyện cần bàn lại chính là nhận thức về giá trị của di sản- mà người dân sinh sống tại đó là chủ thể. Đây cũng chính là những băn khoăn của nhà nghiên cứu văn hóa Phan Cẩm Thượng, bởi thực ra vì chưa nhận thức hết được giá trị của di sản nên một số người dân Đường Lâm (không phải là tất cả) mới đòi đập nhà cổ đi để xây nhà mới ngay trên cái nền cũ- chứ chưa hẳn là việc đòi đất giãn dân. Và đây có lẽ cũng là bài học chung cho việc đảm bảo hài hòa giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, giữa nhận thức và lợi ích của cộng đồng trong quá trình bảo tồn di sản.
Triết Giang

Tags: lap dat camera | lap dat camera quan sat | camera quan sat | lap dat camera gia re camera quan sat gia re |tong dai dien thoai|lap dat tong dai dien thoai

0 nhận xét:

Đăng nhận xét