Ads 468x60px

Labels

Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013

Ước nguyện giản đơn của một phạm nhân từng làm giám đốc

Nghe cán bộ quản giáo nói có người nhà đến thăm, phạm nhân Bùi Văn Chung khấp khởi chạy đến khu vực gặp gỡ.

Trông thấy bóng cha già thân hình tiều tụy, đứa con trai tội lỗi chạy ào đến, quỳ mọp dưới chân cha, khóc như mưa: "Bố tha lỗi cho con". Hai bố con ôm nhau khóc. Hai người bạn già đi cùng chứng kiến cảnh hai cha con trong trại giam cũng không cầm được nước mắt.

Đời nát, tình tan

Thụ án trong trại giam Thanh Xuân (bộ Công an) được gần 8 năm với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản (án 20 năm tù), phạm nhân Bùi Văn Chung (SN 1983, quê ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) không lúc nào nguôi ngoai thương nhớ về bố mẹ già và cậu em trai ở quê nhà. "Lần gặp bố gần đây nhất, em thấy bố già và yếu đi rất nhiều. Bố em là quân nhân về hưu, sức khỏe yếu nên rất ít khi đi xa nhà. Em phạm tội, vào tù, bố phải lê thân già đến thăm, em hối hận quá”. Phạm nhân Chung tâm sự. Trong tâm trí gã phạm nhân trẻ tuổi này luôn nhớ như in từng lời bố dặn trước lúc ra về: "Bố mẹ sinh con ra, nuôi dưỡng mong con khôn lớn thành người. Nay con vi phạm pháp luật, pháp luật trừng phạt con. Hãy gắng cải tạo tốt, bố mẹ sẽ cố sống đến ngày con ra trại".

Phạm nhân Bùi Văn Chung.

Ngược dòng thời gian, vào năm 2005, ngay tại Thủ đô Hà Nội, Bùi Văn Chung từng làm bố mẹ mở mày mở mặt khi đứng lên thành lập công ty Cổ phần Đông Nam Á (công ty ĐNA) có số vốn điều lệ gần 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu nhìn vào đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp này, nhiều người có thể dự cảm được thất bại đang chờ ở phía trước. Cụ thể, Bùi Văn Chung tốt nghiệp một trường Trung học công nghiệp giữ chức vụ giám đốc, Phạm Văn Hùng trình độ lớp 7 giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị, Nguyễn Quốc Hội là sinh viên một trường đại học dân lập ở Hải Phòng được 8 tháng thì bỏ học giữ chức vụ Phó  lắp đặt camera quan sát  Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Không có kinh nghiệm kinh doanh trên thương trường và cũng bởi ngựa non háu đá, Chung và bộ bậu sậu trong Công ty ĐNA đã gây ra một vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản lớn trên địa bàn TP. Hà Nội. Theo tài liệu của cơ quan điều tra, mặc dù không có chức năng đưa người đi xuất khẩu lao động, nhưng Chung và đồng bọn đã thu 70.000 USD của 35 người hứa hẹn đưa họ đi lao động tại Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc với mức lương hấp dẫn 5.000 đến 8.000 USD. Để khuyếch trương thanh thế, thu lời bất chính, Chung chỉ đạo nhân viên công ty treo nhiều cờ nhiều nước Asean, thuê trụ sở công ty rộng rãi, nhân viên ăn mặc lịch sự, giám đốc Chung lúc nào cũng đi xe hơi bóng nhoáng. Người lao động đến công ty nộp hồ sơ phải nộp ngay 1.000 đến 2.000 USD (tiền đặt cọc), tiền ăn ở đi lại và tiền phí đào tạo 3 triệu đồng.

Trái với lời hứa một tháng sẽ được ra nước ngoài làm việc, rất nhiều người ngậm đắng nuốt cay khi hơn 3 tháng vẫn sống dặt dẹo ở Hà Nội, trong tình trạng tiền mất, tật mang. Chỉ đến khi công an ập đến, họ mới biết mình bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, xuân qua, đông tới đã làm nhạt nhòa tình cảm đôi lứa. Một ngày mưa tầm tã, nằm trong trại giam, Chung nhận được thư người yêu. Bức thư đã làm trái tim Chung tan nát, khổ đau suốt mấy tháng trời. Chung kể: "Trong thư cô ấy kể đã tốt nghiệp đại học, đang bị gia đình gây sức ép bắt lấy một người đàn ông làm nghề kinh doanh phụ tùng xe máy làm chồng. Cuộc tình đó, dần cũng rời vào ngõ cụt. Mặc dù vẫn còn yêu em, nhưng cô ấy không dám trái lời bố mẹ".

Kể đến đây, Bùi Văn Chung nhìn lên trần nhà để giấu những giọt nước mắt đang lăn trên gò má. Ký ức đau buồn của tình yêu đầu đời dù đã qua 7- 8 năm hạnh phúc và khổ đau, giờ nói lời chia tay vẫn làm trái tim người phạm nhân trẻ tuổi rỉ máu. Hai người yêu nhau từ hồi học cấp ba, lúc đó Chung đang học lớp 12, còn nàng học lớp 10. Sau giờ học, đôi bạn trẻ quấn quýt nhau như đôi sam, nhà lại gần nhau  tổng đài điện thoại  nên được hai gia đình tạo điều kiện cho đi lại tìm hiểu. Lời ước nguyện kết tóc se tơ của hai người đã bị Chung tự tay hủy hoại. Cho đến giờ, Chung không hề trách gì người yêu, chỉ ôm hận mối tình đầu như một kỷ niệm, dù đau đớn với lời cầu chúc: "Em sẽ tìm được hạnh phúc cho riêng mình khi không có anh bên cạnh".

Ảnh minh họa.

Day dứt một tâm nguyện chưa thành

Tâm sự chân tình với chúng tôi về gia đình, Bùi Văn Chung kể về cậu em trai của mình với một tâm trạng rất xúc động. Theo lời Chung, em trai cậu ta là một thanh niên học rất giỏi, từng là một học sinh xuất sắc ở trường chuyên trong huyện Vĩnh Tường. Khi Chung đi học xa nhà, em trai Chung thay anh giúp đỡ bố mẹ. Đứa em út hiếu thảo ở nhà chăm sóc bố mẹ giúp anh trai hoàn toàn yên tâm công việc gia đình. Ba năm học cấp ba, em trai Chung luôn đạt thành tích học tập cao. Ngày tốt nghiệp cấp ba đang đến gần, cậu em bày tỏ nguyện vọng thi vào khoa cầu đường, trường đại học Giao thông vận tải với gia đình. Đứa con hiếu thảo này muốn sau này ra trường sẽ về quê nhà góp sức xây những chiếc cầu, con đường thông thương...

Ước mơ giản dị của cậu út có lẽ sẽ trở thành hiện thực nếu như anh trai không vướng vào tù tội. Chung ân hận nhớ lại: "Đúng vào dịp em trai em chuẩn bị thi tốt nghiệp lớp 12 thì em bị bắt. Em trai em nói, anh bị bắt, em không đi học nữa, ở nhà giúp bố mẹ việc gia đình". Chung rớt nước mắt kể lại chuyện gia đình. Là một thanh niên có tính quyết đoán cao, mặc dù được gia đình hết sức khuyên bảo, nhưng em trai Chung vẫn giữ nguyên quan điểm của mình. Chính điều này càng làm Chung thêm đau đớn. Một mình Chung gây ra tội lỗi, phải chịu tội là lẽ thường, đằng này lại ảnh hưởng đến tương lai của em trai mình. Điều đó khiến Chung luôn dằn vặt, ân hận.

Chung cho biết, em trai mình hiện đang làm nghề quay phim, chụp ảnh ở huyện Vĩnh Tường. Nói chung kinh tế của gia đình  camera quan sát  bước đầu ổn định. Những năm tháng cải tạo trong trại giam, Chung luôn tự răn mình cố gắng cải tạo tốt để được hưởng lượng khoan hồng của Nhà nước. Trong những lần cậu em vào thăm, Chung đều khuyên em sớm lập gia đình, cho ông bà có cháu bồng bế. Thế nhưng em trai Chung chỉ cười hiền lành, tìm cách hoãn binh, ý nói đợi ngày Chung ra tù sẽ làm đám cưới cho đông đủ. Lần thăm gần đây nhất, em trai Chung dẫn bạn gái đi cùng. "Trông hai đứa rất đẹp đôi. Em thật sự yên lòng vì cậu út đã tìm được một nửa của mình. Cầu chúc cho hai đứa nên vợ nên chồng, đừng như cuộc tình đầu tan vỡ của em". Bùi Văn Chung nói như tự nhủ chính mình.

Trước khi chia tay chúng tôi, phạm nhân Bùi Văn Chung thổ lộ những dự định trong tương lai. Chung bảo: "Em rất thích kinh doanh. Sau khi mãn hạn tù, em sẽ bắt tay kinh doanh bất động sản với mấy đứa bạn học thời phổ thông. Lương tâm em luôn áy náy nghĩ suy một ngày nào đó kiếm được nhiều tiền để em trai mình được đi học đại học Giao thông vận tải, thực hiện ước mơ thời trai trẻ của nó. Em tin mình và em trai sẽ làm được điều đó”.

Hy vọng một ngày không xa sau khi ra tù, Bùi Văn Chung sẽ thực hiện được ước nguyện cháy bỏng của mình, sống lương thiện, chân chính để làm lại từ đầu, vì những người ruột thịt và vì chính cuộc sống của bản thân.

Ngọn lửa tình dần tắt

Từ ngày Bùi Văn Chung vào tù, cô người yêu học khoa Văn thư lưu trữ trường đại học Khoa học xã hội & Nhân văn rất năng viết thư động viên, thăm hỏi, hứa hẹn đợi chờ người yêu ra tù sẽ làm lễ cưới. Xem ra tình cảm đôi lứa vẫn mặn nồng như hồi mới quen biết nhau trên giảng đường đại học. "Nhà em và nhà cô ấy ở gần nhau. Trong thư bạn gái em nói thường xuyên qua nhà em, động viên, giúp đỡ bố mẹ việc gia đình". Chung nghẹn ngào nhớ lại mối tình đầu.

Thiên Long

Tags: lap dat camera | lap dat camera quan sat | camera quan sat | lap dat camera gia re | camera quan sat gia re | tong dai dien thoai lap dat tong dai dien thoai

0 nhận xét:

Đăng nhận xét