Ads 468x60px

Labels

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

'Siêu triển lãm' Venice Biennale: Cơ hội nào cho nghệ thuật đương đại Việt Nam?

Từ ngày 1/6 đến 25/11, phiên bản lần thứ 55 của Venice Biennale sẽ mở cửa. Siêu sự kiện nghệ thuật và văn hóa quốc tế hơn 100 năm tuổi này có “mắc mớ gì” với nghệ thuật Việt Nam là một câu hỏi, mà rất buồn, cho đến nay vẫn còn quá mới.

 

Được coi là một hình thái triển lãm nghệ thuật quốc tế đầu tiên trên thế giới, Triển lãm lưỡng niên Venice - La Biennale di Venezia (quốc tế quen gọi “Venice Biennial” hay “Venice Biennale”) - bắt đầu khai mạc phiên bản đầu tiên trong lịch sử của nó vào năm 1895.



Tại “biệt khu quốc gia” (Pavilions) của Venice Biennale 2013 có rất nhiều nước, vùng lãnh thổ nhỏ hoặc nghèo. Cũng xin nhắc lại, thuộc triển lãm dạng này nhưng khác tương quan, tại Venice Biennale 2007, triển lãm Migration Addicts (Những kẻ nghiện di cư) đã không nương theo vùng miền địa lý như thông thường. Trong tình huống toàn cầu hóa, triển lãm này vẽ một dấu hỏi điền vào cách đặt vấn đề dựa theo vùng lãnh thổ. Đó là một tổ hợp nhiều tác phẩm, đa thể loại diễn ra tại nhiều địa điểm, mà nội dung cùng xoay quanh việc “xê dịch” không chỉ trong phạm trù không gian, mà còn là “xê dịch” giữa đa chiều thời gian, văn cảnh, công nghệ, khí hậu… Triển lãm này đã trình chiếu một tác phẩm video của nhóm nhóm nghệ sĩ đa quốc tịch Mogas Station, cùng sống và làm việc tại Việt Nam. Họ gồm Betrand Peret, Sandrine Llouquet, Jun Nguyen-Hatsushiba, Richard Streitmatter-Tran, Hoàng Dương Cầm, Tâm Võ Phi, Gulschan Gothel.

Venice Biennale

Venice Biennale là một trong số ít các cuộc điều tra quốc tế quan trọng của nghệ thuật đương đại, diễn ra 2 năm một lần ở Venice, Ý (1896) (quan trọng nhất có lẽ là dCOCUMENTA, Đức (1955), triển lãm này diễn ra 5 năm một lần)...

Về cấu trúc chính của Venice Biennale, nghệ sĩ thị giác Dinh Q.Lê (Lê Quang Đỉnh, từng tham gia chính thức Venice Biennale) cho biết: Có hai loại. Đầu tiên  lắp đặt camera quan sát  là các nhóm quốc tế được nhìn thấy qua các gian hàng của Ý và các tòa nhà của Arsenal. Triển lãm quốc tế này được giám tuyển bởi giám đốc nghệ thuật mà biennale chỉ định. Chỉ có nghệ sĩ được lựa chọn bởi các giám đốc nghệ thuật mới có thể tham gia. Venice Biennale lo tất cả các chi phí cho cuộc triển lãm này.

Loại thứ hai của triển lãm là các gian hàng quốc gia, bất cứ nước nào cũng có thể tham gia. Mỗi quốc gia có thể thuê hoặc xây dựng một không gian triển lãm bất kỳ ở Venice và được chỉ định nó như là gian hàng quốc gia. Các nghệ sĩ trong các gian hàng quốc gia được lựa chọn bởi người phụ trách được chính phủ của họ bổ nhiệm, họ đại diện cho đất nước mình.

Ngoài hai cấu trúc này, cùng thời điểm diễn ra Venice Biennale còn có các sự kiện, hoặc tự phát, hoặc không chính thức, hoặc bên lề… tại nhiều nơi của thành phố Venice, như kiểu ủng hộ, phản biện hoặc chống đối.

Nhìn vào tất cả các diện mạo này, các nghệ sĩ gốc Việt hoặc Việt Nam mới chỉ tham gia trong phần triển lãm quốc tế Venice Biennale, hoặc một triển lãm không chính thức. Việt Nam chưa bao giờ tổ chức một gian hàng quốc gia ở Venice.



Tại “sảnh đường” chính thức The Encyclopedic Palace do BTC trực tiếp mời, có một vài đại diện của châu Á như Guo Fengyi, Kan Xuan, Lin Xue (Trung Quốc), Shinro Ohtake, Shinichi Sawada, Kohei Yoshiyuki (Nhật Bản), Prabhavathi Meppayil (Ấn Độ)… và Danh Võ (1975 Bà Rịa – Vũng Tàu, người Đan Mạch gốc Việt). Cũng xin nói thêm, Danh Võ, người vừa có triển lãm The Hugo Boss Prize 2012: Danh Vo I M U U R 2 tại Bảo tàng Guggenheim danh tiếng ở New York ( Xem TT&VH ngày 16/3 ). Trong hình là Oma Totem, tác phẩm đưa Danh Võ đến với giải thưởng vinh danh những nghệ sĩ trẻ đương đại có thành tựu nổi bật - Hugo Boss. Venice Biennale 2013 chưa công bố tên tác phẩm của Danh Võ tại siêu triển lần này.

Tại sao Việt Nam vắng bóng?

“Ở tầm nhà nước, Bộ VH,TT&DL có thể nghiên cứu dự án  tổng đài điện thoại  giúp nghệ thuật đương đại Việt Nam xuất hiện tại Venice Biennale, ví dụ, thuê một khu trưng bày trong đó và tuyển lựa nghệ sĩ đại diện cho Việt Nam (ở đây xin không bàn tới các vấn đề khác như chất lượng tác phẩm, hay hệ thống làm việc, mà chỉ nói ở góc độ thuần túy kỹ thuật). Thì vấn đề tiền cũng phải tính đến” - nghệ sĩ thị giác Nguyễn Như Huy (giám tuyển Singapore Biennale 2013) phân tích - “Như Singapore chẳng hạn, vào năm 2011, họ đã phải bỏ ra số tiền là 850.000 SGD (khoảng 650.000 USD) để thuê không gian trưng bày, chưa tính đến bất kỳ khoản nào khác. Tôi không biết Việt Nam có nghĩ rằng việc xuất hiện ở Venice Biennale là quan trọng đến mức phải thành lập một dự án và phải chi ít ra từng đó tiền chỉ để thuê chỗ hay không? Theo những gì tôi suy đoán, thì có lẽ là không”.

Anh phân tích tiếp: “Ở tầm cá nhân, các nghệ sĩ địa phương có thể xuất hiện tại Venice Biennale theo cách các nghệ sĩ gốc Việt từng xuất hiện, có nghĩa là phải lọt mắt xanh của các giám tuyển. Tuy nhiên sự khó khăn của cách này, chưa bàn đến chất lượng tác phẩm, chính là ở việc bản thân biennale, chưa nói đến Venice Biennale, chính là một dạng thực hành kiểu tập đại thành của nghệ thuật đương đại thế giới. Với dạng thực hành này, các nghệ sĩ tại Việt Nam buộc phải tận dụng toàn bộ mọi kỹ năng, kỹ thuật, phương pháp, không chỉ của nghệ thuật… để tạo nên một nghệ sĩ đương đại - một nghệ sĩ thực hành thứ nghệ thuật liên phương tiện và liên ngành, trong một thế giới toàn cầu hóa”.



Tác phẩm Wall Enclosing A Space (Tường quây kín một không gian) của nghệ sĩ Santiago Sierra tại Venice Biennale 2005. Đặc tính quan trọng nhất của Venice Biennale, và cũng là đặc tính mà gần đây bị chỉ trích nhiều nhất, đó là mô hình mỗi quốc gia một biệt khu. Cho nên ở phiên bản lần thứ 51 với chủ đề Always A Little Further (Luôn quá đi một chút), nghệ sĩ Santiago Sierra dùng gạch xây bít lối vào khu vực dành cho nghệ thuật  camera quan sát  Tây Ban Nha và cấm người không có hộ chiếu Tây Ban Nha vào. Rõ ràng chính các nghệ sĩ đã có một nỗ lực nhằm đảo nghịch mô hình trưng bày theo khu vực quốc gia.

“Nghệ thuật đương đại Việt Nam ít được quan tâm và cũng không đầu tư, nên nghệ sĩ Việt Nam không xuất hiện ở đó chính thức được. Một số nghệ sĩ Việt kiều tham gia đơn lẻ thông qua sự tổ chức của các gallery quốc tế chuyên nghiệp đại diện cho họ. Nghệ sĩ Việt Nam ở nội địa sẽ không tham gia được những liên hoan và chương trình nghệ sĩ cư trú quan trọng đòi hỏi đầu tư kinh phí lớn từ quốc gia nơi họ sống (ví dụ như PS1-MoMA). Đó là thiệt thòi lớn cho nghệ sĩ của chúng ta! Tôi nói thiệt thòi lớn không phải vì không được vinh danh ở Venice Biennale, mà vì thiếu đi cơ hội cọ xát, học hỏi, để tự tin hơn, và cũng có thể để nhận ra Venice Biennale không phải là thánh đường...” - giám tuyển Trần Lương thẳng thắn.

Vượt qua khoảng cách?

Nhìn toàn cục, sự thiếu vắng các khuôn mặt nghệ sĩ nội địa Việt Nam ở các liên hoan nghệ thuật đương đại quốc tế phản ánh sự hội nhập muộn màng của Việt Nam. Bên cạnh đó, sự thống trị thẩm định nghệ thuật của các viện nghệ thuật hàng đầu ở các nước phát triển đã dẫn đến cách diễn dịch bằng con mắt phương Tây cũng là rào cản sự xuất hiện của các nghệ sĩ từ các nước nghèo ở thế giới thứ ba.

Dinh Q.Lê tiếp tục: Có rất nhiều điều mà chúng ta cần làm. Giáo dục nghệ thuật cần phải thay đổi. Chính phủ cần tài trợ cho các nghệ sĩ có triển vọng để họ tiếp tục việc học và phát triển năng lực.

Sàn Art cho biết rằng đã nhận được yêu cầu và lời mời từ các giám tuyển quốc tế. Họ rất tò mò về những gì đang xảy ra ở Việt Nam và muốn có nghệ sĩ Việt Nam trong triển lãm của họ. Thật không may, không có nhiều nghệ sĩ Việt Nam thể hiện được đẳng cấp quốc tế để tận dụng những cơ hội này.



Hình chụp loạt tác phẩm From Vietnam To Hollywood  lap dat camera  (Từ Việt Nam đến Hollywood) của Dinh Q.Lê (sinh 1968 tại Hà Tiên), thuộc hệ thống tác phẩm Delays And Revolution (Tạm hoãn và cách mạng), Venice Biennale lần thứ 50, 2003. Sắp đặt tại Italian Pavillion. Dinh Q.Lê (Mỹ - Việt) là một nghệ sĩ có rất nhiều kinh nghiệm với các biennale quốc tế, đồng sáng lập và điều hành Sàn Art (TP.HCM), một “trạm trung chuyển” của nghệ thuật Việt Nam ra thế giới

“Nghệ sĩ Việt Nam đang dần trở nên nổi tiếng quốc tế và đã tham gia ở Triennale châu Á - Thái Bình Dương tại Úc, Singapore Biennale, Yokohama Triennale và nhiều nơi khác. Một nghệ sĩ thậm chí đã trưng bày tại sự kiện quốc tế quan trọng nhất của thế giới, năm ngoái, ở dOCUMENTA 13. Nếu Việt Nam muốn trở thành một “cầu thủ lớn” trong thế giới nghệ thuật quốc tế, họ phải đầu tư vào nghệ thuật ngay ở quê nhà”- nhà nghiên cứu mỹ thuật Nora Taylor nói thêm.

“Trong mối quan hệ giữa nghệ sĩ địa phương ở đất nước nghèo, với cơ sở hạ tầng về giáo dục nghệ thuật đương đại là rất yếu và thiếu, việc biết tới các dạng triển lãm bom tấn là cần thiết, song không cấp thiết theo nghĩa lấy nó làm một chuẩn cao vời và sáng chói cho công việc của mình. Việc trước hết theo tôi là chúng ta phải trở nên thực tế, qua việc nhận thức là chúng ta đã đi sau thế giới khá lâu, để từ đó quyết tâm lao động và học. Vượt khó mà học, mà trước hết là phải học ngoại ngữ, tức học công cụ để có thể bắt đầu tự học hỏi được từ thế giới, để làm quen với thế giới, để kết bạn với thế giới, và để rồi có thể tranh luận và tư duy cùng với thế giới” - Nguyễn Như Huy kết luận.

Triển lãm Venice Biennale (http://www.labiennale.org/en/art/) với chủ đề Encyclopedic Palace (tạm dịch: Cung điện kiểu toàn thư) sẽ mở cửa từ ngày 1/6 đến 25/11, với giám đốc nghệ thuật là Massimiliano Gioni (sinh năm 1973), người từng nổi tiếng với dự án The Wrong Gallery (Phòng tranh sai lầm), cộng tác với nghệ sĩ Maurizio Cattelan và giám tuyển Ali Subotnick.

 

VĂN BẢY
Thể thao & Văn hóa Cuối tuần

Tags: lap dat camera | lap dat camera quan sat | camera quan sat | lap dat camera gia re | camera quan sat gia re | tong dai dien thoai lap dat tong dai dien thoai

0 nhận xét:

Đăng nhận xét