Ads 468x60px

Labels

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Trả nợ bằng văn chương

Sau Tết Kỷ Mùi 1979 ít ngày, tôi và nhà văn Đình Kính được thủ trưởng Phòng Tuyên huấn Cục Chính trị - Bộ Tư lệnh Hải quân giao nhiệm vụ đi thực tế ở biên giới Tây Nam, nơi mà những người lính hải quân vừa trải qua một cuộc chiến đấu sinh tử với bọn diệt chủng Pônpốt, Iêngxary. Cuộc chiến tuy đã vào hồi kết nhưng tàn quân hãy còn đó, máu vẫn còn đổ từng giờ từng phút.

Ngày ấy cả tôi và anh Đình Kính chưa được gọi là nhà văn, cũng chưa có chân trong hội đoàn báo chí nào. Chẳng qua vì thấy chúng tôi viết được mấy cái truyện ngắn, bút ký, anh Kính thì có thêm một cuốn truyện dài nên tổ chức điều chúng tôi về cái gọi là "tổ sáng tác" để viết báo, viết văn phục vụ bộ đội. Chúng tôi đi thực tế ở các đơn vị bảo vệ biển đảo, gặp gì viết nấy. Đủ chất liệu cho văn thì viết truyện ngắn, bút ký. Chất liệu phù hợp với báo thì viết ghi chép, ký sự. Có khi chúng tôi còn làm thơ, viết nhạc nữa.

Chúng tôi đi tàu thủy từ cảng Chùa Vẽ - Hải Phòng, hơn hai ngày sau vào đến cảng Bạch Đằng - Tp HCM. Khu B Bộ Tư lệnh Quân chủng đóng ngay bên cảng, là nơi đồn trú của một đơn vị thủy quân lục chiến Quân đội Việt Nam Cộng hòa trước đó. Chúng tôi được xếp ở một căn phòng trong dãy nhà của Cục Chính trị và chờ lệnh. Cách căn phòng của chúng tôi một quãng là căn phòng của nhạc sĩ Phạm Nguyễn. Anh Phạm Nguyễn thuộc biên chế của Đoàn Văn công Quân chủng, vào Tp HCM theo học Nhạc viện đã hơn một năm. Gặp lại tôi và Đình Kính, anh rất vui. Khi biết chúng tôi sắp vào mặt trận biên giới, Phạm Nguyễn đề xuất nên có một cuộc liên hoan tiễn chân chúng tôi cho chuyến đi hanh thông, may mắn. Để cho chiếc balô bớt nặng, chúng tôi lấy mấy cân đường, mấy hộp sữa mới được cấp phát mang ra chợ Bến Thành đổi được một con gà béo quay đã luộc sẵn mang về. Phạm Nguyễn mang ra một chai rượu Rum Sài Gòn trông rất bắt mắt. Bữa tiệc trưa hôm ấy, ngoài ba chúng tôi còn có thêm một nhà báo, một họa sĩ nữa. Cái tâm lý "ngày mai ra mặt trận chẳng biết sống chết thế nào" đã khiến chúng tôi quên cả điều độ. Cái giống Rum Sài Gòn hơi xóc, nhưng chúng tôi cứ chạm chén liền tù  lắp đặt camera quan sát  tì. Thế là trừ Phạm Nguyễn hơi chuếnh choáng, còn bốn chúng tôi đều say đến độ nôn thốc nôn tháo, rồi nằm lăn ra nền nhà, chui cả vào gầm giường mà ngủ.

Đúng cái lúc hiện trường đáng ngại nhất thì người sĩ quan trực ban bước vào. Anh ta quan sát một thoáng rồi lắc đầu nói bằng cái giọng miền Trung rất quyết đoán:

- Các anh rượu chè bê tha quá. Tôi sẽ báo cáo việc này lên thủ trưởng Cục Chính trị và Tư lệnh Quân chủng!

Biết rất rõ tính cách của người sĩ quan trực ban này, chúng tôi toan ngồi dậy chạy theo nói với anh ta hãy thể tất, thông cảm, tha cho chúng tôi một lần này thôi, nhưng cái thứ ma men nó cứ dìu chúng tôi xuống không sao gượng dậy được. Mấy ngày sau đó chúng tôi cứ thấp thỏm mong cái lệnh lên xe vào biên giới mà không kèm theo cái quyết định kỷ luật. Nhưng chờ mãi, đến một hôm, anh sĩ quan trực ban khác đến thông báo cho tôi và Đình Kính:

- Hai anh nghe rõ đây! Các anh có lệnh trở ra Hải Phòng, về cơ quan Quân chủng!

"Vì cuộc rượu chia tay mà phải hoãn chuyến đi mặt trận. Về cơ quan Quân chủng để viết kiểm điểm rồi xơi cái án kỷ luật đây mà! To chuyện rồi!" - Suốt chặng đường trên biển từ Nam ra Bắc tôi cứ chắc mẩm như thế, tinh thần khá âu lo, phiền muộn. Về đến cơ quan Quân chủng, Đình Kính bị bệnh thấp khớp tái phát, phải lo đi điều trị. Còn tôi, vừa về đến cơ quan hôm trước, hôm sau ông Trung tá Phó phòng Tuyên huấn xuống chỗ tôi ở bảo:

- Đô đốc Tư lệnh Giáp Văn Cương muốn gặp cậu đấy. Lên mau đi!

 

Đô đốc - Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương đọc quyết tâm thư thề bảo vệ Trường Sa (ảnh chụp ngày 7/5/1988 trên đảo Trường Sa lớn).

Ngày ấy tôi còn ít tuổi, quân hàm thì bé tí. Được Đô đốc Tư lệnh gặp là một vinh hạnh lớn.  tổng đài điện thoại  Nhưng tôi biết cuộc gặp này sẽ không hề mang lại điều vinh hạnh cho tôi mà trái lại. Tôi bước lên cái cầu thang bằng gỗ đến phòng làm việc của Đô đốc Tư lệnh trong tâm trạng phấp phỏng lo âu. Tuy vậy tôi cố lên dây cót tinh thần, bước vào diện kiến ông trong tư thế nghiêm trang, ngay ngắn. Tôi giơ tay lên trán chào ông theo đúng điều lệnh. Gương mặt chữ điền mang một vẻ đẹp rất đàn ông của ông không biểu lộ điều gì rõ rệt. Ông chỉ cho tôi ngồi xuống chiếc ghế đối diện rồi mở tủ lấy ra một chai rượu cam màu nâu đỏ, rót ra hai cái ly thủy tinh. Ông trao cho tôi một ly, ông cầm một ly, nâng lên:

- Nào ta chúc sức khỏe nhau - Ông chạm cốc với tôi và nói - Tôi và cậu sẽ "đi" hết chai rượu này, sẽ cùng phải say, nhất trí nhé!

- Báo cáo Đô đốc Tư lệnh, tôi đã biết lỗi - Tôi nói - Bây giờ cấp trên kỷ luật thế nào tôi cũng xin nhận ạ.

- Nghĩa là hôm nay cậu không dám say với tôi chứ gì? Hèn! Hèn quá đấy ông văn sĩ trẻ ạ. Mà tôi kỷ luật cậu thì có khó khăn gì đâu. Tôi khẽ phẩy tay một cái là khắc có quyết định ngay. Nhưng tôi lại nghĩ lúc này, làm như thế với cậu liệu có ích gì? Cho nên cái án kỷ luật coi như tôi cho cậu nợ. Đương nhiên đã nợ thì phải trả!

- Thưa Tư lệnh, tôi trả bằng cách nào ạ? - Tôi hỏi vì chưa hiểu ý của ông.

- Trả bằng văn chương! - Ông nói - Cậu biết tình hình biên giới phía Bắc hiện nay ra sao rồi chứ… Có nơi đối phương đã lấn sâu vào tới hai mươi cây số. Máu của đồng bào và chiến sĩ ta đang đổ từng giờ từng phút. Quân chủng Hải quân của chúng ta cũng có mấy hòn đảo ở vịnh Bái - Tử - Long, gần khu vực Hà Lầm, Hà Cối, nghĩa là nằm trong tầm đạn pháo… Các cậu vừa vào đến Sài Gòn đã phải quay ra Hải Phòng là vì thế. Dẫu sao thì biên giới Tây Nam lúc này đã tạm yên. Cần phải ưu tiên cho mặt trận nóng bỏng là biên giới phía Bắc...

- Có nghĩa là tôi chuẩn bị ra đảo ạ?

- Đúng thế! Cậu đi đứng như thế nào,  camera quan sát  Phòng Tuyên huấn và Nhà văn hóa sẽ giao nhiệm vụ cụ thể. Còn tôi, tôi chỉ nhắc cậu cái món nợ cậu sẽ phải trả thay cho cái án kỷ luật. Cụ thể là chuyến đi này, cố gắng viết một cái gì đó cho ra hồn, đăng lên báo chí cho bạn đọc thưởng thức và cũng là để động viên tinh thần lính đảo. Làm được như thế thì sẽ không ai còn nhớ cái vụ rượu chè bê tha nữa!

Chẳng hiểu mình có làm được như ông nói không, nhưng tôi vẫn đứng nghiêm nói lời hứa với ông. Sáng hôm sau, theo hướng dẫn của thủ trưởng Phòng Tuyên huấn và Nhà văn hóa, tôi được gửi xuống chiếc tàu thủy của Cục Hậu cần chở quân trang, quân dụng và lương thực, thực phẩm ra đảo Vạn Hoa. Tàu rời cảng từ sáng sớm, sẩm tối thì cập cảng Vạn Hoa.

Vạn Hoa bao gồm một cụm đảo nhỏ nằm ở vị trí chóp mũi của đảo lớn Cái Bầu. Đảo Vạn Hoa đẹp mê hồn với những sườn núi đá xen lẫn những vạt rừng già. Rất nhiều loài hoa phong lan bám vào những vách đá mà sinh tồn. Những cây hoa dẻ thơm ngát, làm nơi trú ngụ của các đôi chim họa mi. Sớm nào những người lính hải quân giữ đảo cũng được thưởng thức những khúc nhạc hòa tấu của họa mi. Dưới chân núi có những ngôi biệt thự cổ do những nhà tư bản Pháp xây từ thuở họ sang vùng mỏ khai thác than. Họ thường đưa cả gia đình hoặc bè bạn ra đây nghỉ dưỡng. Bây giờ những ngôi biệt thự ấy là nơi ở của Tiểu đoàn Hải quân giữ đảo.

Vào cái thời điểm tôi ra đảo thì họa mi đã bay đi vợi bởi đạn pháo tầm xa từ bên kia biên giới câu sang đất ta ùng oàng suốt ngày đêm. Những người lính bám trận địa, căng mắt về phía biển, không rời biển từng phút từng giây. Vì tôi mới chuyển về Hải quân nên chưa hiểu mấy về công việc của những người lính biển. Thời gian ở đảo tôi cố gắng thâm nhập để có vốn hiểu biết về họ. Ban ngày tôi xuống trận địa sống với lính pháo. Tối về ngôi biệt thự cổ ở cùng mấy anh cán bộ tiểu đoàn. Nhiều hôm sinh hoạt văn nghệ, tôi còn mang những cuốn tiểu thuyết của các nhà văn nổi tiếng mà tôi mang theo trong ba lô ra đọc cho anh em cùng thưởng thức.

Khi tiếng súng ở biên giới đã ngừng hẳn, cũng là lúc tôi gọi điện về Phòng Tuyên huấn xin được trở về cơ quan Quân chủng. Những gì tích  lap dat camera  lũy được ở đảo, tôi đã viết thành một truyện ký có tên "Biển dữ biển lành" và một truyện ngắn có tên "Hải âu". Tôi gửi hai tác phẩm lên tạp chí Văn nghệ Quân đội, và thật bất ngờ với một người mới cầm bút như tôi, cả hai tác phẩm đều được đăng. Truyện ký "Biển dữ biển lành" đăng ở tạp chí Văn nghệ Quân đội số tháng 2 năm 1980. Truyện ngắn "Hải âu" đăng tạp chí Văn nghệ Quân đội tháng 8 năm 1980.

Một hôm tôi cầm hai cuốn tạp chí đó lên gặp Đô đốc Tư lệnh Giáp Văn Cương. Ông nhận hai cuốn tạp chí, nhoẻn một điệu cười ấm áp nhân hậu, chứng tỏ ông đang rất hài lòng về tôi. Ông nói:

- Tôi nhận hai cuốn tạp chí này vì có chữ của cậu ký tặng, chứ thực ra tôi đã đọc ngay từ khi nó mới phát hành. Hỏi thật nhé, nhân vật bác sĩ Hoàng Lan trong truyện cậu lấy nguyên mẫu ngoài đời hay là hư cấu đấy?

Tôi có cảm giác nhồn nhột phía sau gáy. Bởi trong quá trình thai nghén để sáng tác truyện ngắn "Hải âu", tôi có nhớ đến chị Minh, con gái Đô đốc Tư lệnh Giáp Văn Cương. Chị Minh khi ấy là Trung úy - Bác sĩ, làm việc tại Bệnh viện Quân y 1 tháng 5. Thỉnh thoảng tôi gặp chị ghé về cơ quan Quân chủng. Khi xây dựng nhân vật bác sĩ Hoàng Lan trong truyện ngắn "Hải âu", tôi có mượn vài ba chi tiết con người thật của chị Minh. Tôi chưa biết trả lời sao thì Đô đốc Tư lệnh đã nói:

- Mà sao tôi lại hỏi một câu ngớ ngẩn thế nhỉ. Lấy nguyên mẫu hay hư cấu đó là quyền sáng tạo nghệ thuật của nhà văn chứ, đúng không! Điều tôi muốn nói lúc này là tôi có lời biểu dương cậu. Tuy mới về Hải quân chưa được hai năm và mới ra đảo Vạn Hoa được hơn một tháng mà viết được như thế là đáng biểu dương rồi. Cái món nợ kỷ luật mà chúng ta đã giao kèo với nhau, kể từ hôm nay tôi tuyên bố xóa nợ!

Ông nói đến đó, rồi mở ngăn tủ lấy ra hai chai bia rót đầy tràn hai cái ly rồi bảo tôi nâng ly, ông nói là chúc mừng hai tác phẩm của tôi mới chào đời.

Hà Nội, tháng 5/2013

Tags: lap dat camera | lap dat camera quan sat | camera quan sat | lap dat camera gia re | camera quan sat gia re | tong dai dien thoai lap dat tong dai dien thoai

0 nhận xét:

Đăng nhận xét